Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt chuyên môn

Sinh hoạt chuyên môn theo lịch 2 tuần/lần để nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy.

Tài liệu đính kèm: Tải về

                                   SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI 2 – TUẦN 21( 25/1/2018)

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUẦN QUA:

    -Học sinh : + Duy trì sĩ số, nề nếp: học tập, kỉ luật

                     + Thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp

    - Giáo viên :

 + Thực hiện nghiêm túc chương trình , thời khóa biểu

+ Thực hiện tốt quy chế chuyên môn.

+ Đc Hà ôn lý thuyết thi giáo viên giỏi cấp Thành phố

+ Hoàn thành bảng tổng hợp đánh giá chất lượng học sinh cuối học kì I

*Khó khăn, vướng mắc: Tiếng Việt

-KK: HS viết câu văn chưa có hình ảnh.

          VD: sơn ca có đôi cảnh nhỏ.

-Khắc phục: GV gợi mở hoặc cung cấp thêm một số từ để HS viết được câu văn hay hơn.

          VD: Sơn ca có đôi cánh thật nhỏ nhắn và xinh đẹp

 

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TUẦN :23 VÀ 24

1.Các nhiệm vụ trọng tâm:

          -Đ/C loan thống nhất chương trình tuần 23, 24

          - Đc Hà thi giáo viên giỏi cấp Thành phố

-Tiếp tục duy trì nề nếp dạy học và kỉ luật cho hs.

-Duyệt VSCĐ vở chính tả vào cuối tuần 23

          -Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn: soạn, giảng, nhận xét đánh giá hs theo thông tư 30 và 22

          -Tiếp tục sửa ngọng l/n cho hs.

          -Thường xuyên sử dụng có hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học.

2. Đồ dùng dạy học:

          GV chuẩn bị BGĐTtuần 23, 24

3. Trao đổi bài khó:

3.1.Kể chuyện : Bác sĩ Sói

-KK: Khi phân vai dựng lại câu chuyện HS còn lúng túng và không biết khi vào vai nhân vật thì thể hiện như thế nào?

Khắc phục: GV hướng dẫn HS cách thể hiện khi và vai mỗi nhân vật :

          + Người dẫn chuyện: vui, pha chút dí dỏm.

          + Ngựa : Điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.

          +Sói : Vẻ gian giảo, nhưng giả bộ nhân từ(giọng giả nhân, giả nghĩa)

3.2. Chính tả : “ Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên”

-KK: HS còn viết sai tên riêng : Ê – Đê, Mơ - Nông.

- Khắc phục : GV lưu ý học sinh cách viết hoa tên riêng mà giữa các tiếng có dấu gạch nối thì ta chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên như: Ê- đê, Mơ – nông.

3.3. Luyện từ và câu :Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy

-GV lưu ý khắc sâu và mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách:

+ Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của mỗi thành ngữ vừa điền

+Tìm thên các thành ngữ có tên con vật.

          VD: chậm như rùa, hót như khướu, nói như vẹt, …

3.4.Tập làm văn: Đáp lời khẳng định. Viết nội quy

-Lưu ý HS: Khi đáp lại lời khẳng định cần nói với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự phù hợp với từng tình huống. VD:

-THC:+May quá! Cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ!

          +Cháu xin phép bác gặp bạn ấy có được không ạ?

          +Bác vui lòng cho cháu gặp bạn ấy một chút nhé !

3.5.Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa : Chủ đề: “ Em yêu Tổ quốc Việt Nam”thống nhất chọn 3 hoạt động sau:

          -HĐ 1 : Hát về quê hương đất nước.

-HĐ 2 : Vẽ về quê hương em.

-HĐ 3 : Chơi trò chơi dân gian “ Bịt mắt bắt dê”

3.6.Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa : Chủ đề: “ Em với việc học tập”thống nhất dạy như sau:

          -Chủ đề em với việc học tập có 6 hoạt động chia ra làm 2 tiết:

+ Tiết thứ nhất: Từ hoạt động 1 đến hoạt động 3 ( sau hoạt động thứ 2 thì rút ra bài học).

+Tiếtthứ hai: Từ hoạt động 4 đến hoạt động 6 

3.7. Toán: “ Luyện tập chung”

-KK: BT3 học sinh ghi sai tên đơn vị: can thì HS lại ghi là lít.

- Khắc phục : GV HD cho học sinh thấy 27 lít dầu chia 3 lít dầu ( là số lít dầu trong 1 can ) ta sẽ được 9 can dầuà 27 : 3 = 9 ( can )

-Khắc sâu cho HS thấy được sự khác nhau giữa 2 dạng toán chia đều và chia theo nhóm.

3.8. Toán : “ Luyện tập chung” trang 117

-KK: BT2 học sinh còn nhẫm lẫn cách tìm số hạng với thừa số .

- Khắc phục : GV HD học sinh làm theo 3 bước sau:

+ Bước 1: Xác đinh tên gọi của thành phần chưa biết

+ Bước 2: Nêu lại quy tắc tìm số hạng, thừa số.

+ Bước 3: Áp dụng quy tắc để tìm thành phần chưa biết

3.9. Thủ công : “ Ôn tập chủ đề phối hợp gấp, cắt, dán”

-KK: Hs còn lúng túng khi trưng bày và đánh giá sản phẩm  .

- Khắc phục : GV HD học sinh :

+ Cách trưng bày và phân loại vị trí trưng bày theo nhóm

+ Đánh giá các sản phẩm được trưng bày theo các tiêu chí: Nếp gấp; đường cắt; mép dán: thẳng, phẳng; sản phẩm : cân đối, đẹp.

3.9.Tập đọc : Câu hỏi bổ sung M3, M4:

a) Tuần 23:

-Bài :Bác sĩ Sói

          +M4: Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?

-Bài :Nội quy đảo Khỉ

          +M4: Theo em  thực hiện tốt nội quy ở những nơi công cộng mang lại lợi ích gì?

b) Tuần 24:

-Bài :Quả tim khỉ

          +M4: Theo em muốn có những người bạn tốt cần đối xử với bạn bè như thế nào?

-Bài :Voi nhà

          +M4: Voi là loài thú quý hiếm chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng ?

4. Bồi dưỡng chuyên môn: Đọc Tài liệu tham khảo : Thế giới trong ta- Chuyên đề  177- 1/ 2018. Bài : “ Một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5” trang 36 - 45.

    -Biện pháp 1: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua các tiết học chính khóa

    -Biện pháp 2: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

    -Biện pháp 3: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua việc giáo dục kĩ năng sống

    -Biện pháp 4: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh  thông qua hoạt động của câu lạc bộ.

    -Biện pháp 5: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại.

    -Biện pháp 6: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo

    -Biện pháp 7: Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua các hội thi, cuộc thi.